[Kiến Thức] Chạy Bộ Mỗi Ngày - Tốt Hay Xấu

Bảo Hân
Đăng ngày 09/03/2021
575 Lượt xem
0 Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Nếu nói một phẩm chất mà tất cả các vận động viên đều có chung thì đó là sự cống hiến. Và mặc dù mỗi người đều có suy nghĩ khác nhau về ý nghĩa của việc “tận tâm” với tập luyện, nhưng bạn có thể dễ dàng khiến mọi thứ đi quá xa bằng cách bỏ qua những ngày nghỉ ngơi. Đặc biệt là hiện nay, khi mạng xã hội giúp bạn so sánh khả năng của bản thân với những người khác dễ dàng hơn bao giờ hết.

Mọi người thường có suy nghĩ rằng: cứ luyện tập chạy vài kilomet mỗi ngày sẽ làm cho chúng ta mạnh mẽ, khỏe khoắn và trở nên nhanh nhẹn hơn trong thời gian dài, tuy nhiên, tâm lý tập “không có ngày nghỉ” này có hại nhiều hơn hay có lợi nhiều hơn?

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã liên hệ đến tiến sĩ Angela Fifer – thành viên ban điều hành của Hiệp hội tâm lý Thể thao Ứng dụng và Janet Hamilton – chủ sở hữu của công ty Running Strong.

Có nhiều lý do khiến mọi người tin tưởng vào triết lý “chạy không có ngày nghỉ”. Đầu tiên, một số người thấy rằng việc chạy bộ và các loại hình tập thể dục khác sẽ dễ dàng hơn nếu họ biến nó thành thói quen hàng ngày. Một điều khác là các vận động viên dù ở bất kỳ mức độ nào thường phải cạnh tranh không chỉ với những người khác mà còn với chính họ, điều này có thể dẫn đến việc “chỉ tập thêm một lần nữa thôi” hoặc “ráng chạy thêm 1km nữa”.

Theo Angela Fifer: “Bản chất cạnh tranh của chúng ta đôi khi vượt qua logic và lý trí của chúng ta khi mà chúng ta thực sự mong muốn một điều gì đó, chẳng hạn như mục tiêu cuộc đua hoặc một đoạn đường mới”.

Hamilton cho biết thêm rằng những người khác chạy bộ hàng ngày để xoa dịu tinh thần của họ, mang lại những giây phút minh mẫn hoặc giúp họ giải tỏa những lo âu hay trầm cảm trong cuộc sống hàng ngày.

Vậy Chạy Bộ Mỗi Ngày Có Ổn Không?

Theo Fifer, có những người có thể tập luyện hàng ngày và những người khác lại thấy thực sự khó khăn khi quay lại phòng tập thể dục hoặc trở lại để chạy bộ sau một ngày nghỉ ngơi.

Nhưng chúng ta cần thời gian để hồi phục tinh thần, và chỉ một ngày nghỉ cũng đã có thể giúp cơ thể và trí óc của chúng ta có cơ hội được thư giãn. Nếu chúng ta không để cơ thể phục hồi, thì bạn sẽ dễ dàng bị kiệt sức.

Về mặt sinh lý, cơ thể phản ứng với các kích thích bằng cách hoạt động mạnh mẽ hơn để đáp trả. Nói cách khác, nếu bạn đã có những khoảng thời gian quá tải hoặc những ngày ‘khó khăn’ thì sau đấy nên là khoảng thời gian phục hồi, hay những ngày ‘dễ dàng’. Đây sẽ là lựa chọn tốt nhất cho hầu hết mọi người.

Điều này là do cơ thể chúng ta trải qua một quá trình được gọi là thích ứng, nơi những thay đổi sinh lý ở cấp độ tế bào - chẳng hạn như xây dựng nhiều ty thể và mạch máu hơn, đồng thời tạo ra nhiều máu hơn và các sợi cơ khỏe hơn xảy ra. Và cơ thể của bạn không thể làm được tất cả những điều nói trên nếu bạn không cho nó một khoảng thời gian thích hợp để thực hiện. Tuy nhiên, khoảng thời gian “thích hợp” tùy thuộc vào mỗi người.

Có rất nhiều người đã chạy liên tục hàng trăm ngày nhưng vẫn ổn. Tất nhiên, cách để họ có thể giữ vững và duy trì phong độ này là họ phải có những ngày chạy thật đơn giản và dễ dàng. Tức là họ sẽ chỉ chạy những đoạn đường ngắn, để cơ thể có thể phục hồi nhẹ nhàng. Còn nếu bạn là người dễ gặp chấn thương, thì lời khuyên đưa ra là bạn không nên chạy liên tục mỗi ngày

Điều đầu tiên cần ghi nhớ là, bất kể hoạt động bạn yêu thích là gì, thì việc dừng tập chỉ một ngày sẽ không làm ảnh hưởng đến sự yêu thích đó. Ví dụ, bạn rất thích chạy, thế nhưng vào những ngày không chạy thì bạn vẫn sẽ thích hoạt động này, và vào những ngày tập lại tiếp theo bạn vẫn phải giữ một tinh thần chăm chỉ. Không thể để việc chỉ tạm nghỉ ngơi một ngày ảnh hưởng đến cả quá trình tập luyện của bản thân.

Và rất nhiều vận động viên nói rằng họ sẽ thể hiện tốt hơn trong một cuộc đua nếu họ thật sự chú trọng vào quá trình luyện tập. Ngủ hay nghỉ ngơi cũng là một phần của quá trình luyện tập, bạn sẽ chỉ đạt được thành công khi bạn dành thời gian đủ cho cả yếu tố: tập luyện khắc nghiệt và nghỉ ngơi phục hồi.

Dấu Hiệu Cho Thấy Lợi Ích Của Việc Có Ngày Nghỉ Ngơi

Có cả dấu hiệu tâm lý và sinh lý cho thấy bạn có thể cần một hoặc nhiều ngày nghỉ chạy.

Dấu hiệu thứ nhất là việc bạn không còn có động lực cho việc chạy, không còn cảm thấy hào hứng và việc chạy bộ không còn khiến bạn cảm thấy vui vẻ nữa, mà thay vào đó bạn bắt đầu có cảm giác lười biếng, nặng nề khi nghĩ đến việc bạn phải hoàn thành chặng đượng chạy trong ngày hôm nay.

Thì lúc này chính là lúc bạn nên làm gì đấy khác biệt, hoặc đơn giản hơn là tạm nghỉ một hay vài ngày để nạp lại năng lượng cho bản thân.

Về mặt thể chất, có một vài dấu hiệu chính cần chú ý. Trong số đó có: rối loạn giấc ngủ thường xuyên, nhịp tim cao vào buổi sáng, không có khả năng chống lại cảm lạnh, cảm giác mệt mỏi toàn thân, chán ăn, cảm thấy đau nhức nói chung hoặc cảm thấy khó chịu ở một khu vực và khó duy trì tốc độ luyện tập bình thường của bạn.

Hãy lắng nghe những lời thì thầm của cơ thể bạn, nó sẽ không bao giờ hét vào mặt bạn mà thay vào đó, nó sẽ phát những tín hiệu trong thầm lặng, vậy nên hãy chú ý vào những dấu hiệu tinh tế mà cơ thể đưa ra cho bạn nhé.

Điểm Mấu Chốt

Việc có một ngày nghỉ sẽ mang lại cho bạn động lực và nguồn năng lượng để giải quyết những đoạn đường mới và đánh bại được những thử thách mới tốt hơn nhiều.

Suy nghĩ liên tục và áp lực mà chúng ta có thể đặt lên mình để hoàn thành mục tiêu thực sự khiến tinh thần mệt mỏi. Mặc dù mục tiêu của chúng ta thực sự quan trọng, nhưng cũng không nên quên rằng có những điều tuyệt vời khác trong cuộc sống cũng quan trọng không kém.

Duy trì quan điểm trong khi tập luyện và các cuộc đua thật sự quan trọng. Việc sẵn lòng như vậy sẽ giúp chúng ta thực hiện được mục tiêu của mình. Và việc được nghỉ ngơi một đến hai ngày sẽ đem lại cảm giác tích cực hơn.

Tuy nhiên mỗi người sẽ có thể chất khác nhau và mục tiêu của mỗi người cũng vậy, với những người muốn chạy bộ chỉ để xả stress, bớt căng thẳng thì nhu cầu luyện tập sẽ khác hoàn toàn với những vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp. Vì thế quá trình tập luyện và nghỉ ngơi cũng sẽ khác nhau mà không có công thức cố định nào cả.

Nguồn: runnerworld